DANH SÁCH CÁC BÀI ÔN TẬP
Phần 15. Thiết bị điện kho dầu và sản phẩm dầu quy phạm kỹ thuật an toàn trong thiết kế và lắp đặt. (TCVN 5334-1991)
TIÊU CHUẨN VIỆT NAM
TCVN 5334 – 1991

THIẾT BỊ ĐIỆN KHO DẦU

VÀ SẢN PHẨM DẦU

 

QUY PHẠM KỸ THUẬT AN TOÀN TRONG

THIẾT KẾ VÀ LẮP ĐẶT

 

Cơ quan biên soạn:

            Tổng Công ty xăng dầu Việt nam

Cơ quan phối hợp biên soạn:

Viện thiết kế vật tư

Cơ quan đề nghị ban hnh:

            Bộ thương nghiệp

Cơ quan trình duyệt:

            Tổng cục Tiêu chuẩn – Đo lường - Chất lượng

Cơ quan xét duyệt v ban hnh:

            Uỷ ban Khoa học v Kỹ thuật Nh nước.

 

Quyết định ban hành số: 282/QĐ ngày 18-05-1991

 

TIU CHUẨN VIỆT NAM                                             NHĨM T

THIẾT BỊ ĐIỆN KHO DẦU

V SẢN PHẨM DẦU

Quy phạm kỹ thuật an tồn

trong thiết kế v lắp đặt

TCVN 5334-91

Electrical apparatus for storagelof and oil products

Safety code of design and installation

Cĩ hiệu lực từ 1.1.1992

            Tiêu chuẩn này áp dụng để thiết kế, lắp đặt các thiết bị điện lực, điện chiếu sáng, đo lường kiểm tra và tự động hoá cho các kho dầu và sản phẩm dầu xây dựng mới hay cải tạo, mở rộng hệ thống điện trong các kho dầu và sản phẩm dầu hiện có (gọi tắt là kho xăng dầu).

            1. QUY ĐỊNH CHUNG.

            1.1. Tại các kho xăng dầu loại I và II phải có hai nguồn cung cấp điện: nguồn lưới điện Quốc gia loại I và nguồn cấp điện dự phòng.

            1.2. Mạng cung cấp điện trong phạm vi kho phải bảo đảm riêng cho từng hạng mục công trình để khi cắt điện sự cố hay sửa chữa một hạng mục công trình, không ảnh hưởng đến các hạng mục công trình khác.

            1.3. Mạng lưới cung cấp điện của kho xăng dầu gồm 2 phần: phần ngoài kho và phần trong kho.

            1.3.1. Phần ngoài kho gồm đường dây cao cấp 35KV, 110KV; các trạm biến áp 35KV, 110KV hoặc 220/6KV; 10KV và các thiết bị phân phối điện bảo vệ.

            1.3.2. Phần trong kho gồm đường dây điện áp 6KV, 10KV (cáp hoặc dây trần), các trạm biến áp nội bộ 6/0, 4KV; 10/0, 4KV các thiết bị phân phối điện động lực, chiếu sáng, tủ điều khiển…

            1.3.3. Rang giới giữa phần điện do kho quản lý và phần điện Quốc gia phải được cơ quan quản lý điện địa phương chấp nhận bằng văn bản.

            1.4. Đấu nối hệ thống điện của kho với hệ thống điện Quốc gia phải tuân theo các quy phạm hiện hành của Bộ Năng Lượng.

            1.5. Các máy móc, thiết bị, động cơ điện, khi cụ điện, đường dây điện, thiết bị tự động hoá và thông tin liên lạc sử dụng trong kho phải tương ứng với cấp phòng nổ, phù hợp với yêu cầu về an toàn phòng nổ và tuân theo các quy định trong tiêu chuẩn này.

            1.6. Khi tiến hành lắp ráp và sửa chữa điện trong những khu vực có nguy hiểm nổ và cháy phải có phương án cụ thể được giám đốc kho và cơ quan phòng cháy địa phương phê duyệt.

            1.7. Trước khi bảo dưỡng, sửa chữa các trang thiết bị điện, phải tiến hành các biện pháp an toàn sau:

            - Ngắt điện hoàn toàn cho thiết bị.

            - Tiến hành các biện pháp đề phòng có điện trở lại (tháo cầu chì, nối ngắn mạch 3 pha xuống đất).

            - Đặt biển báo nguy hiểm, rào che chắn để đảm bảo an toàn trong khu vực sửa chữa.

            1.8. Hạn chế sử dụng các thiết bị điện di động trong kho. Trường hợp bắt buộc sử dụng, phải lựa chọn thiết bị phù hợp với yêu cầu về phòng nổ tại vị trí làm việc.

            1.9. Ngoài phạm vi có nguy hiểm cháy nổ cho phép sử dụng các thiết bị điện thông thường nhưng phải tuân theo các khoảng cách an toàn trong các quy định hiện hành.

            1.10. Kết cấu, công dụng, phương pháp lắp đặt, cấp cách điện của vật liệu và thiết bị điện phải phù hợp với điện áp danh định của lưới điện.

            1.11. Thiết bị điện và các kết cấu liên quan phải được bảo vệ chống ăn mòn bằng lớp mạ, sơn… chịu được tác động của môi trường.

            1.12. Khi thiết kế và chọn phương án thi công, lắp đặt công trình điện trong kho phải dựa trên cơ sở bảo đảm an toàn phòng chống cháy nổ, bảo đảm các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật, ứng dụng kỹ thuật mới nhằm nâng cao độ an toàn và tiết kiệm nguyên, nhiên vật liệu.

            1.13. Sau khi lắp đặt xong từng hạng mục công trình điện trong kho, phải kiểm tra thử  nghiệm và nghiệm thu từng phần trước khi bàn giao cho bên sử dụng.

            Thành phần hội đồng nghiệm thu gồm:

            - Đại diện cơ quan thiết kế;

            - Đại diện cơ quan xây lắp;

            - Đại diện cơ quan sử dụng;

            - Đại diện cơ quan phòng cháy, chữa cháy địa phương.

            Cơ quan xây lắp có trách nhiệm chủ trì trong quá trình nghiệm thu. Sau khi nghiệm thu phải bàn giao đầy đủ tài liệu về điện cho cơ quan quản lý sử dụng.

            1.14. Khi tiến hành kiểm tra và nghiệm thu, phải căn cứ vào các văn bản chủ yếu sau:

            - Nhiệm vụ thiết kế, bản thiết kế kỹ thuật, thiết kế thi công, thuyết minh kết quả tính toán (nếu có).

            - Quyết định của cơ quan có trách nhiệm phê duyệt thiết kế.

            - Văn bản cho phép sửa đổi thiết kế trong quá trình thi công (nếu có).

            - Tiêu chuẩn này và các quy phạm hiện hành về thiết kế, lắp đặt thiết bị điện.

 

            2. PHÂN LOẠI NGUY HIỂM CHÁY, NỔ CỦA CÔNG TRÌNH, THIẾT BỊ

            2.1. Máy, động cơ, khí cụ điện và các thiết bị điện kiểu chống nổ là loại có kết cấu bảo vệ chống nổ, dùng trong khu vực nguy hiểm nổ.

            2.2. Máy, khí cụ, thiết bị điện kiểu chống nước là loại có kết cấu bảo vệ chống nước nhỏ giọt theo chiều thẳng đứng và ngăn hạt nứơc tạt vào bên trong từ mọi phía.

            2.3. Căn cứ vào mức độ nguy hiểm do dòng điện gây ra, các khu vực có thiết bị điện được chia thành:

            2.3.1. Khu vực rất nguy hiểm là khu vực có một trong các yếu tố sau:

            - Nồng độ hơi xăng dầu trong không khí cao hơn các giá trị ở bảng 1.

            - Rất ẩm (độ ẩm lớn hơn hoặc bằng 100%).

            - Môi trường có hoạt tính hoá học (có tác dụng phá hoại chất cách điện và những phần dẫn điện của thiết bị).

            - Đồng thời có hai yếu tố của khu vực nguy hiểm.

            2.3.2. Khu vực nguy hiểm là khu vực có một trong các yếu tố sau:

            - Ẩm ướt (độ ẩm không nhỏ hơn 75%) hoặc có bụi dẫn điện, hơi xăng dầu.

            - Nền, sàn dẫn điện.

            - Nhiệt độ cao (lớn hơn 350C).

            2.3.3. Khu vực ít nguy hiểm là khu vực không thuộc điều 2.3.1 và 2.3.2.

            2.4. Phụ thuộc vào tính chất nguy hiểm cháy, nổ của hơi các loại sản phẩm dầu được chia thành:

            2.4.1. Các loại sản phẩm dầu có nhiệt độ bắt cháy của hơi từ 450C trở xuống hoặc loại nguy hiểm nổ.

            2.4.2. Các loại sản phẩm dầu có nhiệt độ bắt cháy của hơi trên 450C thuộc loại nguy hiểm cháy.

            2.5. Hơi của sản phẩm dầu trong không khí ở nồng độ nhất định là hỗn hợp có nguy hiểm nổ và được gọi là giới hạn nổ của hơi xăng dầu, được tính theo phần trăm thể tích (%).

            2.6. Tại vị trí lắp đặt các thiết bị điện, nếu hơi của sản phẩm dầu trong không khí vượt quá 60% giới hạn nồng độ nổ dưới thì phải sử dụng các thiết bị điện phòng nổ.

            Giới hạn nổ của hơi một số loại sản phẩm dầu ghi ở bảng 1.

Bảng 1.

Tên sản phẩm dầu

Giới hạn nồng độ nổ của hơi sản phẩm dầu bão hoà trong không khí theo % thể tích

Giới hạn dưới

Giới hạn trên

Xăng ôtô các loại

0,75

5,20

Xăng B-70

0,79

5,16

Xăng máy bay có trị số ốctan cao

0,98

5,48

Nhiên liệu TC-1 và dầu hoả

1,4

7,50

            2.7. Khu vực nguy hiểm nổ trong kho xăng dầu là khu vực xuất nhập, bảo quản, tồn chứa, pha chế hoặc sử dụng xăng dầu có hơi xăng dầu hoá với không khí tạo thành hỗn hợp nổ.

            2.8. Các khu vực trong kho xăng dầu có nguy hiểm nổ được chia thành 4 cấp: N1; N1a; N1b; N1c.

            2.8.1. Khu vực có nguy hiểm nổ cấp N1 là khu vực trong quá trình vận hành, khai thác bình thường (bảo quản, xuất nhập, pha chế, tồn chứa, tái sinh…) xăng dầu thường xuyên bay hơi, có thể hoà với không khí thành hỗn hợp nổ trong một thời gian ngắn.

            2.8.2. Khu vực có nguy hiểm nổ cấp N1a là khu vực trong quá trình vận hành, khai thác bình thường xăng dầu bay hơi ít và ít có khả năng tạo thành hỗn hợp nổ, chỉ sinh ra hỗn hợp nổ khi vi phạm các nguyên tắc an toàn hoặc khi các thiết bị, phương tiện bị hư hỏng xảy ra sự cố trong quá trình làm việc.

            2.8.3. Khu vực có nguy hiểm nổ cấp N1b là khu vực trong quá trình vận hành, khai thác bình thường xăng dầu không bay hơi và không có khả năng tích tụ hơi xăng dầu hoà không khí tạo thành hỗn hợp nổ, hoặc khối lượng xăng dầu quá ít nên hơi không đủ tạo thành hỗn hợp nổ, trừ trường hợp sự cố hay hư hỏng thiết bị, phương tiện.

            2.8.4. Công trình có nguy hiểm cấp N1c là công trình có các thiết bị bố trí ngoài trời để xuất nhập, tồn chứa. Các công trình ngoài trời có nguy hiểm nổ cấp N1c chỉ sinh ra và tạo thành hỗn hợp nổ khi đang xuất nhập quanh miệng ống, van thở, van an toàn hoặc khi vi phạm các nguyên tắc an toàn trong quản lý, khi bị rỏ rỉ, sự cố.

            Vùng nguy hiểm nổ cấp N1c được quy định như sau:

            - Trong phạm vi 20m tính từ vị trí xuất nhập hở của các công trình ngoài trời ra mọi phía;

            - Trong phạm vi 5 mét đối với các thiết bị công nghệ kín hoặc van thở, van an toàn ra mọi phía;

            - Trong phạm vi 3m ra mọi phía đối với các thiết bị công nghệ phòng hộ kín.

            2.9. Các khu vực trong kho xăng dầu có nguy hiểm cháy được chia thành 2 cấp: C1 và C2.

            2.9.1. Khu vực có nguy hiểm cháy cấp C1 là các công trình có kết cấu kín dùng để tồn chứa, bảo quản, pha chế, tái sinh…các chất lỏng dễ cháy có nhiệt độ bốc cháy của hơi trên 450C.

            2.9.2. Khu vực có nguy hiểm cháy cấp C2 là các công trình có những thiết bị bố trí ngoài trời dùng để bảo quản, xuất nhập, pha chế hoặc sử dụng dầu mỡ có nhiệt độ bắt cháy của hơi trên 450C.

            2.10. Phân loại các công trình theo cấp nguy hiểm cháy, nổ quy định trong phụ lục 1 của Tiêu chuẩn này.

            2.11. Phân cấp nguy hiểm nổ cho các gian buồng có các thiết bị công nghệ hoặc vật liệu không cháy, nổ đặt kế cận với buồng có nguy hiểm nổ quy định trong bảng 2.

            Tường kín ngăn giữa hai buồng phải làm bằng vật liệu không cháy; cửa đi lại giữa hai buồng phải là loại cửa chống cháy và tự động đóng bảo đảm kín. Khi mở cánh cửa phải mở ra phía buồng có nguy hiểm nổ thấp hơn. Hành lang hay phòng đệm phải có kích thước đủ rộng để có thể mở hoặc đóng từng cánh cửa khi cánh cửa kia đóng.

Bảng 2.

Buồng có nguy hiểm nổ cấp

Buồng kế cận với buồng nguy hiểm nổ, cấp

Cách một bức tường có cửa

Cách 2 bức tường và có 2 cửa tạo thành hành lang hoặc phòng đệm

N1

N1a

Không có nguy hiểm nổ

N1a

N1b

Không có nguy hiểm nổ

N1b

Không có nguy hiểm nổ

Không có nguy hiểm nổ

            2.12. Nếu đặt thiết bị thông gió loại “hút gió ra” ở gian buồng kế cận với buồng nguy hiểm nổ thì buồng đặt thiết bị thông gió được phép giảm một cấp phòng nổ so với buồng được thông gió.

            Nếu thiết bị thông gió thuộc loại “thổi gió vào” cho buồng có nguy hiểm nổ thì buồng đặt thiết bị thông gió thuộc loại không nguy hiểm nổ.

            Chỉ được phép đặt trực tiếp các thiết bị thông gió trong khu vực nguy hiểm nổ khi các thiết bị này là loại phòng nổ phù hợp với môi trường cần đặt.

            2.13. Cấm đặt nhà nồi hơi cạnh các khu vực có nguy hiểm nổ. Cho phép nhà nồi hơi tiếp giáp với các gian sản xuất khác bằng tường có bậc có chịu lửa không nhỏ hơn 4 giờ. Nếu trên tường có cửa ra vào thì phải mở về phía nhà nồi hơi. Trên nhà nồi hơi không được phép bố trí nhà hoặc các thiết bị khác.

            2.14. Thiết bị điện phòng nổ được phân loại như sau:

            2.14.1. Loại “chống nổ kín” là loại thiết bị điện có vỏ kín, chắc chắn, chịu được áp lực 2,5kg/cm2; bảo đảm ngăn chặn chống nổ từ bên trong khi có sự cố phần điện mà không gây bốc lửa từ bên trong ra môi trường bên ngoài.

            2.14.2. Loại “an toàn chống nổ cao” là loại thiết bị điện có khả năng loại trừ phát sinh tia lửa, hồ quang điện, nhiệt độ nguy hiểm ở chế độ làm việc bình thường và ở chế độ khởi động.

            2.14.3. Loại “ngâm dầu” là loại thiết bị điện được nhúng chìm trong dầu để ngăn cách thiết bị điện với môi trường nổ bên ngoài.

            2.14.4. Loại “thổi bằng áp suất dư” là loại thiết bị điện có vỏ kín và được thổi không khí sạch vào trong vỏ.

            Ap suất dư trong vỏ thiết bị được duy trì trong suốt thời gian thiết bị làm việc để ngăn ngừa hỗn hợp nổ từ môi trường bên ngoài xâm nhập vào thiết bị tạo thành môi trường nổ trong vỏ của thiết bị.

            2.14.5. Loại “an toàn tia lửa” là loại thiết bị điện được đặc trưng bằng năng lượng nhỏ của tia lửa hay hồ quang điện, năng lượng này không đủ khả năng gây cháy nổ trong môi trường có nguy hiểm nổ.

            2.14.6. Loại “đặc biệt” là loại thiết bị điện được đặt trong vỏ kín, bên trong chứa khí trơ hoặc đổ đầy keo êpoxy, các thạch anh cho các thiết bị điện không có bộ phận di động hay không có các tiếp điểm thông thường.

            2.15. Các thiết bị, dụng cụ điện phòng nổ được phân chia theo cấp nhiệt độ như quy định trong bảng 3.

Bảng 3.

Ký hiệu cấp nhiệt độ của thiết bị

Nhiệt độ giới hạn, 0C.

T1

450

T2

300

T3

200

T4

135

T5

100

T6

85

            2.16. Cho phép dùng thiết bị điện loại thường để đặt trong các nhà và công trình có nguy hiểm nổ các cấp nhưng phải bố trí các thiết bị điện trong gian buồng riêng cách biệt với gian buồng có nguy hiểm cháy nổ bằng tường ngăn cháy kín có giới hạn chịu lửa ít nhất là 2 giờ.

            2.17. Khi lắp đặt các thiết bị điện trong khu vực nguy hiểm nổ, quy định như sau:

            2.17.1. Trong khu vực nguy hiểm nổ cấp N1 dùng loại chống nổ, thổi bằng áp suất dư, an toàn tia lửa, loại đặc biệt hoặc loại ngâm dầu.

            2.17.2. Trong khu vực nguy hiểm nổ cấp N1a quy định như sau:

            - Các thiết bị điện, dụng cụ điện có phát sinh tia lửa hoặc khi làm việc dễ bị nung nóng trên 800C, cho phép dùng loại phòng nổ bất kỳ.

            - Các thiết bị điện, dụng cụ điện không phát sinh tia lửa và không bị nung nóng trên 800C trong quá trình làm việc dùng loại chống bụi.

            2.17.3. Tại khu vực nguy hiểm nổ cấp N1b cho phép dùng các thiết bị điện loại kín. Riêng các thiết bị khởi động, tự động đóng khi sự cố phải dùng loại phòng nổ.

            2.17.4. Tại khu vực nguy hiểm nổ cấp N1c quy định như sau:

            - Nếu các thiết bị điện, dụng nằm ngoài phạm vi có nguy hiểm nổ sử dụng loại phòng bụi, phòng nước phù hợp với môi trường lắp đặt.

            - Nếu các thiết bị và dụng cụ điện nằm trong phạm vi nguy hiểm nổ sử dụng loại phòng nổ phù hợp với môi trường lắp đặt.

            2.18. Các thiết bị, dụng cụ điện di động xách tay hoặc một phần của thiết bị di động trong khu vực nguy hiểm nổ được quy định như sau:

            2.18.1. Tại khu vực nguy hiểm nổ cấp N1 hoặc N1a sử dụng loại chống nổ kín, an toàn tia lửa hoặc loại đặc biệt.

            2.18.2. Tại khu vực nguy hiểm nổ cấp N1b cho phép sử dụng loại phòng nổ bất kỳ.

            2.18.3. Tại khu vực nguy hiểm nổ cấp N1c tuân theo điều 2.17.1 của tiêu chuẩn này.

            2.19. Các hộp nối điện, hộp đấu dây đặt tại khu vực nguy hiểm nổ quy định như sau:

            2.19.1. Tại khu vực nguy hiểm nổ cấp N1 dùng loại chống nổ kín, loại ngâm dầu.

            2.19.2. Tại khu vực nguy hiểm nổ cấp N1a, N1b, N1c sử dụng loại chống bụi, nước.

            2.20. Các cầu dao, cầu chì, áp tô mát, công tắc, chuyển mạch, ổ cắm …. của mạch điện chiếu sáng phải đặt ngoài khu vực có nguy hiểm cháy, nổ, được bảo vệ che mưa nắng hoặc đặt trong gian buồng riêng có tường ngăn cháy kín ngăn cách với buồng có nguy hiểm nổ.

            2.21. Các thiết bị điện đặt tại khu vực có nguy hiểm cháy được quy định như sau:

            2.21.1. Tại khu vực nguy hiểm cháy cấp C1, phải sử dụng loịa ngâm dầu, loại chống bụi.

            2.21.2. Tại các khu vực nguy hiểm cháy cấp C2 dùng loại  kín.

            2.22. Các thiết bị, dụng cụ điện di động hoặc một phần của thiết bị di động có các bộ pậhn páht sinh tia lửa khi làm việc tại khu vực nguy hiểm cháy dùng loại chống bụi. Nếu các bộ phận của thiết bị không phát sinh tia lửa dùng loại kín.

 

            3. TRẠM BIẾN ÁP, TRẠM PHÁT ĐIỆN VÀ CÁC THIẾT BỊ PHÂN PHỐI.

            3.1. Trạm biến áp, trạm phát điện và các thiết bị phân phối điện phải bố trí cách các công trình ngoài trời có nguy hiểm nổ cấp N1c theo quy định trong bảng:

Bảng 4.

Tên công trình có nguy hiểm nổ cấp N1c

Bậc chịu lửa của trạm biến áp, phát điện, thiết bị phân phối

Khoảng cách không nhỏ hơn

Khu bể chứa

 

Khu xuất nhập ôtô xitéc

 

Khu xuất nhập đường sắt

 

Khu xuất nhập đường thuỷ

 

I – II

III – IV

I – II

III – IV

I – II

III – IV

I – II

III - IV

40

50

20

30

30

40

40

50

            Chú thích:

            1. Trường hợp các trạm biến áp, phát điện và thiết bị phân phối đặt hở thì khoảng cách an toàn phòng cháy trong bảng 4 phải tăng lên 50%.

            2. Đối với các  khu bể ngâm thì khoảng cách trên cho phép giảm đến 50%.

            3.2. Khoảng cách từ trạm phát điện, trạm biến áp và các thiết bị phân phối đến các công trình khác phải tuân theo quy phạm thiết kế kho xăng dầu.

            3.3. Cấm đặt các thiết bị phân phối điện, trạm biến áp, trạm phát điện trực tiếp trong các gian buồng, vị trí có nguy hiểm nổ.

            3.4. Khoảng cách phòng cháy từ các trạm biến áp, trạm phát điện và trạm đặt thiết bị phân phối hở đến các ngôi nhà, gian phòng có nguy hiểm nổ không nhỏ hơn 15m.

            3.5. Khoảng cách phòng cháy giữa các trạm biến áp, trạm phát điện, trạm đặt thiết bị phân phối điện kín tới các công trình có nguy hiểm nổ không nhỏ hơn 10m.

            3.6. Đối với các trạm phát điện, trong mỗi gian nhà không được đặt quá 2 máy, khoảng cách nhỏ nhất giữa 2 máy là:

            - 3m đối với các máy phát dưới 500KVA.

            - 5m đối với các máy phát từ  500KVA trở lên.

            3.7. Đối với các trạm phát điện điezen ngoài tiêu chuẩn trên, phải tuân theo tiêu chuẩn của Bộ Nội vụ về phòng cháy chữa cháy trạm phát điện diezen.

            3.8. Cho phép bố trí các thiết bị phân phối, thiết bị khởi động và dụng cụ đo lường kiểm tra kề liền với buồng nguy hiểm nổ cấp N1a, N1b và buồng nguy hiểm cháy cấp C1. Nhưng buồng này phải có tường ngăn cháy kín, ngăn cách với buồng nguy hiểm cháy, nổ với giới hạn chịu lửa ít nhất là 1 giờ.

            3.9. Cho phép xây dựng trạm biến áp liền tường với buồng nguy hiểm nổ và cháy các cấp theo quy định sau:

            3.9.1. Buồng đặt máy biến áp, thiết bị phân phối điện không được có cửa sổ, cửa ra vào hoặc các khe, lỗ trên bức tường liền kề với buồng nguy hiểm nổ. Các lỗ để luồn cáp điện và đường ống phải được làm kín bằng vật liệu không cháy.

            Riêng buồng nguy hiểm nổ cấp N1, cáp điện và đường ống đi vào trạm biến áp chỉ được luồn qua tường bên ngoài.

            3.9.2. Tường ngăn cháy giữa trạm biến áp và buồng nguy hiểm nổ phải được làm bằng vật liệu không cháy ở cả hai phía, có giới hạn chịu lửa ít nhất là 1,5 giờ.

            3.9.3. Khi đặt trạm biến áp liền tường với buồng nguy hiểm nổ cấp N1 trong trạm biến áp phải có áp suất dư.

            3.10. Các kết cấu kim loại của trạm biến áp, trạm phát điện, các thiết bị phân phối điện cũng như các bộ pậhn kim loại chôn ngầm dưới đất, các kết cấu bê tông cốt thép được bảo vệ chống ăn mòn.

            3.11. Trạm biến áp, trạm phát điện và các thiết bị phân phối điện trong kho xăng dầu hoặc ở nơi không khí có chất gây tác hại cho thiết bị hoặc làm giảm tính cách điện phải có biện pháp đảm bảo cho thiết bị làm việc an toàn.

            - Dùng cách điện tăng cường;

            - Dùng sơn cách điện chịu xăng dầu, hoá chất;

            - Dùng sơ đồ đơn giản, tin cậy;

            - Dùng dây dẫn đồng thay cho dây nhôm.

            3.12. Bảo vệ chống sét, nối đất an toàn cho trạm biến áp, trạm phát điện và các thiết bị phân phối điện tuân theo tiêu chuẩn nối đất và chống sét.

 

            4. ĐỘNG CƠ, MÁY ĐIỆN VÀ CÁC THIẾT BỊ KHỞI ĐỘNG.

            4.1. Cho phép dùng động cơ loại không phòng nổ để kéo các máy công tác (máy bơm, máy nén khí…) trong các điều kiện sau:

            4.1.1. Động cơ điện phải đặt trong gian buồng riêng ngăn cách với gian buồng nguy hiểm nổ bằng tường kín làm bằng vật liệu không cháy.

            4.1.2. Truyền động từ động cơ đến máy công tác thực hiện bằng trục chính luồn qua tường. Tại nơi trục xuyên qua tường phải được làm kín.

            4.2. Các động cơ, máy điện loại phòng nổ đặt tại các khu vực nguy hiểm nổ quy định như sau:

            4.2.1. Trong khu vực nguy hiểm nổ cấp N1 phải dùng loại chống nổ kín, loại thổi bằng áp suất dư. Đối với máy điện di động dùng loại an toàn tia lửa.

            4.2.2. Trong khu vực nguy hiểm nổ cấp N1a cho phép dùng loại phòng nổ bất kỳ.

            4.2.3. Trong khu vực nguy hiểm nổ cấp N1b cho phép dùng máy điện không phòng nổ loại bảo vệ và chống nước. Các bộ phận phát sinh tia lửa phải được đặt trong vỏ kín.

            4.2.4. Các công trình ngoài trời có nguy hiểm nổ cấp N1c dùng các loại máy điện sau:

            - Khi đặt trong môi trường nguy hiểm nổ phải dùng loại phòng nổ phù hợp với môi trường bên ngoài.

            - Khi đặt ngoài phạm vi nguy hiểm nổ phải dùng loại kín và không phát sinh tia lửa khi làm việc.

            4.3. Các động cơ đặt trong gian máy bơm phải là động cơ phòng nổ. Khoảng cách tối thiểu giữa hai tổ hợp bơm là 1m. nếu trạm bơm sử dụng động cơ đốt trong hay động cơ không phòng nổ thì gian bơm và gian đông cơ phải được ngăn cách bằng tường chống cháy kín có giới hạn chịu lửa là 1 giờ.

            4.4. Khi thiết kế, lắp đặt nhiều máy bơm trong cùng một nhà bơm để bơm các loại sản phẩm dầu có nhiệt độ bắt cháy khác nhau thì nhà bơm và tất cả các thiết bị điện đặt trong nhà bơm phải phù hợp với yêu cầu đối với loại sản phẩm dầu có nhiệt độ bắt cháy thấp nhất.

            4.5. Cấm sử dụng truyền động động cơ bằng dây curoa phẳng trong gian bơm có sản phẩm dầu dễ cháy.

            4.6. Cáp động lực nối đến động cơ trong gian máy bơm và tại các khu vực nguy hiểm nổ phải được luồn trong ống thép và chôn ngầm dưới đất.

            4.7. Sai lệch điện áp cho phép đối với động cơ và các thiết bị khởi động làm việc lâu dài là ± 5% điện áp danh định.

            4.8. Điện trở cách điện trong vận hành của cuộn dây stator động cơ trên 1KV ở nhiệt độ bình thường không được nhỏ hơn 0,5MW. Điện trở cách điện của cuộn dây rotor kiểu cuốn dây không được nhỏ hơn 0,5MW.

            4.9. Nhiệt độ lớn nhất cho phép trong quá trình làm việc của các thiết bị điện theo quy định ở bảng 5.

Bảng 5

Nhóm hỗn hợp nổ

Nhiệt độ lớn nhất cho phép của các thiết bị điện, 0C.

Loại an toàn chống nổ cao, an toàn tia lửa

Loại chống nổ kín thổi bằng áp suất dư, loại đặc biệt

Loại ngâm dầu

Bên trong vỏ chống bụi

Bên trong vỏ bảo vệ

a

360

300

360

100

b

240

200

240

100

c

140

120

140

100

d

100

80

100

80

            4.10. Nhiệt độ tự bốc cháy của hỗn hợp nổ theo quy định ở bảng 6.

Bảng 6

Nhóm hỗn hợp nguy hiểm

Nhiệt độ tự bốc cháy của hỗn hợp, 0C

a

Lớn hơn 450

b

300-450

c

175-300

d

120-175

            4.11. Sau một thời gian động cơ không hoạt động phải kiểm tra lại điện trở cách điện của cuộn dây stator và rotor trước khi vận hành lại (theo hướng dẫn sử dụng của nhà máy chế tạo).

            4.12. Tại khu vực nguy hiểm cháy cấp C1 dùng máy điện loại kín có thổi gió hoặc thông gió. Các bộ phận phát sinh tia lửa cần đặt trong vỏ kín.

            4.13. Các máy phát điện đặt tại khu vực nguy hiểm cháy cấp C2 dùng loại kín, loại kín có thổi gió. Các bộ phận phát sinh tia lửa cần đặt trong vỏ kín.

            4.14. Các thiết bị khởi động (khởi động từ, công tắc tơ, nút bấm điều khiển, rơle trung gian…) phải lựa chọn phù hợp với yêu cầu của động cơ điều khiển và có cấp phòng nổ tương ứng tại vị trí lắp đặt.

            4.15. Cấm điều chỉnh các tiếp điểm, khởi động từ, rơle… trong quá trình làm việc.

            4.16. Trước khi vận hành cần tiến hành kiểm tra sự làm việc đồng thời của các khởi động từ, công tắc tơ và rơle… các tiếp điểm tiếp xúc kém cần phải thay thế.

            4.17. Tính toán, thiết kế sơ đồ điều khiển, cần đảm bảo an toàn, tin cậy và đơn giản để thuận tiện trong quá trình vận hành, sửa chữa và thay thế.

 

            5. THIẾT BỊ ĐO LƯỜNG, KIỂM TRA VÀ TỰ ĐỘNG HOÁ.

            5.1. Trong kho xăng dầu các thiết bị kiểm tra – đo lường và tự động hoá được chia thành hai phần:

            - Phần đặt trực tiếp trong khu vực có nguy hiểm nổ phải sử dụng loại thiết bị phòng nổ tương ứng.

            - Phần đặt tại khu vực không nguy hiểm nổ cho phép dùng loại thông thường.

            5.2. Thiết bị kiểm tra – đo lường và tự động hoá đặt trong khu vực nguy hiểm nổ phải sử dụng loại an toàn tia lửa.

            5.3. Mạch cấp điện dùng cho các thiết bị kiểm tra – đo lường và tự động hoá đặt tại khu vực nguy hiểm nổ phải sử dụng cáp có vỏ ngoài kim loại hoặc luồn trong ống thép.

            5.4. Tại khu vực nguy hiểm nổ, phụ thuộc vào đặc tính của mạch điện (không có cảm kháng, có cảm kháng hoặc dung kháng), phải chọn các thiết bị kiểm tra – đo lường và tự động hoá và có các đát trích có cường độ dòng điện bảo đảm an toàn không sinh tia lửa.

            5.5. Khi thiết kế hệ thống kiểm tra – đo lường và tự động hoá, trên mặt bằng và mặt cắt phải chỉ rõ cấp phòng nổ tại vị trí lắp đặt và loại nhóm hỗn hợp nổ để lựa chọn các thiết bị điện. Đối với các vị trí bên ngoài cần nêu rõ giới hạn vùng có nguy hiểm nổ.

            5.6. Tại khu vực nguy hiểm nổ cấp N1 và N1a, cáp dây dẫn phải dùng loại lõi đồng. Tại khu vực nguy hiểm nổ N1b và N1c cho phép dùng cáp và dây dẫn lõi nhôm. Cấm dùng cáp lõi nhôm đối với các mạch an toàn tia lửa.

            5.7. Tại khu vực nguy hiểm nổ cấp N1 và N1a, đường cáp và dây dẫn đặt chung với đường ống công nghệ phải đảm bảo:

            - Đối với đường ống dẫn ga, hơi nóng dễ cháy phải đặt thấp hơn đường ống 0,8m.

            - Đối với đường ống không dẫn ga, hơi nóng dễ cháy phải đặt cao hơn đường ống 0,8m.

            5.8. Cáp luồn trong ống phải được thử kín với áp suất ống như sau:

            - Tại khu vực nguy hiểm nổ cấp N1, không nhỏ hơn 2,5kg/cm2; trong 3 đến 5 phút áp suất không giảm quá 50%.

            - Tại khu vực nguy hiểm nổ cấp N1a, không nhỏ hơn 0,5kg/cm2; sau khi thử  3 đến 5 phút áp suất không giảm quá 50%.

            5.9. Không phụ thuộc vào điện áp và vị trí lắp đặt, toàn bộ các thiết bị điện phòng nổ kín phải được nối đất. Dây nối đất phải được bảo vệ chống tác động cơ học và hoá học.

            5.10. Các thiết bị kiểm tra – đo lường và tự động hoá được quy ước chia làm ba nhóm theo mức độ bảo đảm an toàn tia lửa:

            I – Các hệ thống thiết bị gồm tất cả các mạch an toàn tia lửa kể cả nguồn cung cấp;

            II – Hệ thống thiết bị hỗn hợp: gồm một phần các phần tử (mạch) là an toàn tia lửa; những mạch còn lại, kể cả nguồn cung cấp là các dạng phòng nổ khác.

            III – Hệ thống thiết bị hỗn hợp: một phần của mạch là an toàn tia lửa; phần còn lại đặt ngoài vị trí phòng nổ là loại bình thường trong công nghiệp.

            5.11. Lắp đặt và quản lý vận hành các phương tiện, thiết bị kiểm tra – đo lường và tự động hoá phải tuân thủ nghiêm ngặt quy trình sử dụng do nhà máy chế tạo quy định.

            5.12. Đối với các dụng cụ và phương tiện tự động hoá kiểu khí nén dự phòng bảo đảm cho các phương tiện, thiết bị, dụng cụ tự động hoạt động trong 1 giờ.

            5.13. Cấm tiến hành sửa chữa các thiết bị an toàn tia lửa của hệ thống đo lường tự động hoá tại khu vực nguy hiểm nổ.

            5.14. Các thiết bị an toàn tia lửa cần được kiểm tra thướng xuyên một tháng một lần, kết quả kiểm tra phải được ghi vào sổ. Khi phát hiện sự cố phải khắc phục ngay.

            5.15. Tại các khu vực nguy hiểm nổ cấp N1 phải sử dụng các thiết bị kiểm tra – đo lường và tự động hoá nhóm I, III; cấp N1a, N1b, N1c – nhóm III.

 

6. ĐƯỜNG DÂY TẢI ĐIỆN.

            6.1. Đường dây tải điện trên không được phân làm 3 cấp: I, II, III theo quy định ở bảng 7.

Bảng 7.

Cấp đường dây

Điện áp danh định một dây dẫn, KV

Loại hộ tiêu thụ điện

I

35 và cao hơn

I, II

II

Từ 1 đến 35

I, II, III

III

Nhỏ hơn 1

I, II, III

            6.2. Khoảng cách cho phép theo chiều ngang đối với đường dây tải điện trên không không được vượt quá trị số quy định ở bảng 8.

Bảng 8

Tên công trình

Khoảng cách yêu cầu từ dây dẫn ngoài cùng đến công trình

Khu dân cư sinh hoạt

1 chiều cao cột điện

Rừng cây, công viên

1 chiều cao cột điện

Đường sắt

1 chiều cao cột điện + 3m

Đường ôtô

1 chiều cao cột điện + 2m

Đường dây thông tin tín hiệu

1 chiều cao cột điện

Đường ống

1 chiều cao cột điện

Sông, kênh đào

1 chiều cao cột điện

Khu bể chứa

1,5 chiều cao cột điện

Đường cáp ngầm

1 chiều cao cột điện

            6.3. Dây dẫn đặt trong khu vực có nguy hiểm nổ phải luồn trong ống thép. Cấm sử dụng dây trần trong khu vực có nguy hiểm nổ.

            6.4. Cấm luồn các dây dẫn có điện áp khác nhau trong cùng một ống thép.

            6.5. Đường dây dẫn của mạch chiếu sáng động lực (trừ đoạn phân nhánh cung cấp cho động cơ 3 pha rotor ngắn mạch) phải thoả mãn các yêu cầu sau:

            6.5.1. Dây dẫn cách điện cao su hoặc vật liệu có tính cách điện tương tự phải chịu được 125% dòng định mức của dây chảy hoặc 100% dòng định mức của aptomat bảo vệ nó.

            6.5.2. Đường dây phân nhánh có lớp cách điện bằng cao su hoặc dây dẫn tới động cơ 3 pha ngắn mạch có khả năng chịu tải tối thiểu là 125% dòng định mức của động cơ.

            6.5.3. Cáp cách điện bằng giấy phải chịu được 100% dòng định mức của dây chảy hoặc 80% dòng định mức của aptomat.

            6.6. Trong các công trình nguy hiểm nổ cấp N1b và N1c, cũng như trong các công trình có nguy hiểm cháy, được phép lựa chọn mặt cắt và bảo vệ dây điện và cáp điện giống như đối với các công trình không có nguy hiểm cháy, nổ.

            6.7. Trong các ngôi nhà và công trình có nguy hiểm nổ cấp N1, N1a phải bảo vệ ngắn mạch cả dây pha và dây không và đặt dây thứ 3 để nối đất.

            6.8. Trong các ngôi nhà và công trình nguy hiểm nổ phải dùng dây dẫn và dây cáp lõi đồng.

            6.9. Tại các khu vực có nguy hiểm nổ dây không phải được cáh điện như dây pha và đặt chung cùng một ống với dây pha.

            6.10. Tại các khu vực nguy hiểm nổ, khi lưới điện đến 1000V, các mạch chiếu sáng, điều khiển, đo lường, bảo vệ tự động và tín hiệu có thể dùng cáp, dây dẫn cách điện bằng giấy, cao su hoặc nhựa tổng hợp.

            Cho phép đặt hở cáp của lưới điện động lực và chiếu sáng điện áp 380V và các mạch điện thử cấp tại các khu vực nguy hiểm nổ cấp N1b và của lưới điện chiếu sáng ở khu vực nguy hiểm nổ cấp N1a khi không có khả năng tác động của cơ và hoá. Cách điện của dây dẫn và cáp điện phải phù hợp với điện áp danh định nhưng không được nhỏ hơn 500V/0,5MW.

            6.12. Cấm nối và rẽ nhánh dây dẫn điện đặt trong ống thép. Các chỗ nối và rẽ nhánh phải đặt hộp nối, rẽ nhánh.

            Trong khu vực nguy hiểm nổ cấp N1 phải dùng hộp nối dây loại chống nổ kín, trong các khu vực có nguy hiểm nổ khác có thể dùng loại phòng nổ bất kỳ hoặc dùng loại chống nước, chống bụi.

            6.13. Khoảng cách giữa các hộp nối dây phải bảo đảm khi kéo dây không làm ảnh hưởng đến lớp cách điện của dây, cụ thể:

            - nhỏ hơn hoặc bằng 50m khi ống có 1 chỗ nối cong;

            - nhỏ hơn hoặc bằng 40m khi ống có 2 chỗ nối cong;

            - nhỏ hơn hoặc bằng 20m khi ống có 3 chỗ nối cong.

            6.14. Ống nối với hộp nối dây, với tủ điện, động cơ điện, khởi động từ và các thiết bị khác dùng 1 trong các phương pháp hàn hoặc ren ghép để đảm bảo ổn định tiếp xúc điện tại chỗ nối.

            6.15. Khi uốn cong, để luồn dây dẫn phải theo góc uốn và đường kính tiêu chuẩn. Đường kính uốn tiêu chuẩn là 800mm với góc uốn tiêu chuẩn là 900, 1050, 1200, 1350 và 1500.

            Bán kính nhỏ nhất để uốn ống không được nhỏ hơn:

            - 10 lần đường kính ống đối với ống đặt torng bê tông và ống luồn cáp vỏ chì, nhôm, băng nhựa tổng hợp trong tất cả các trường hợp hở, kín.

            - 6 lần đường k1inh ống đối với các trường hợp còn lại và ống đặt hở có đường kính f = 76mm.

            - 4 lần đường kính ống với ống đặt hở có f = 64mm.

            6.16. Các ống đặt trong môi trường có chất ăn mòn hoá học phải có biện pháp bảo vệ chống ăn mòn.

            Các ống đặt trong môi trường nổ phải có biện pháp tránh hơi ẩm của không khí lọt vào.

            6.17. Trong khu vực nguy hiểm cháy được ghép đặt dây dẫn có lớp bọc cách điện trực tiếp trên các vật cách điện, dây dẫn phải đặt xa nơi có vật liệu dễ cháy, chống tác động cơ học và hoá học.

            Cấm đặt dây dẫn trong tường vách bằng gỗ và các bộ phận kết cấu bằng vật liệu dễ cháy.

            6.18. Dây dẫn đặt trong khu vực nguy hiểm cháy phải có điện áp cách điện ít nhất là 500V/0,5MW.

            6.19. Hộp nối dây, phân nhánh đặt ở khu vực nguy hiểm cháy phải dùng loại kín, chống bụi, nước và phải làm bằng vật liệu không cháy.

            6.20. Trong khu vực nguy hiểm cháy được phép đặt hố cáp, dây dẫn cách điện bằng cao su hoặc bằng giấy nhưng phải có vỏ thép.

            6.21. Cấm đặt hộp nôí và rẽ nhánh cáp trong các ngôi nhà và công trình có nguy hiểm cháy, nổ.

            6.22. Cho phép đặt cáp trong mương, rãnh trong khu vực nguy hiểm nổ. Cáp phải đặt sâu 0,5 – 0,8m, đáy rãnh phải có lớp cát lót dày 0,20m và phủ lớp cát mịn 0,1m phía trên đậy gạch, tấm đan và lấp đất. Cáp có vỏ kim loại phải có biện pháp bảo vệ chống ăn mòn.

            6.23. Hệ số quá tải của áp điện áp đến 10KV làm việc liên tục 8 giờ / ngày không được vượt quá trị số ghi trong bảng 9.

Bảng 9

Phương thức đặt cáp

Loại cáp

Hệ số quá tải

Trực tiếp trong đất

Cáp có điện áp tới 1KV

1,07

Cáp có điện áp 6KV và cao hơn

1,13

Trong không khí

Các loại cáp

1,0

            6.24. Mật độ dòng điện cho phép khi thiết kế, tính toán, lựa chọn cáp và dây dẫn quy định ở bảng 10.

            6.25. Cáp đưa vào máy, động cơ phải có giá đỡ, chỗ cáp tiếp giáp với máy móc, động cơ phải được cố định chặt và phải sử dụng hộp đấu cáp.

Bảng 10

Loại cáp và dây dẫn

Mật độ dòng điện (a/mm2) với phụ tải max, thời gian sử dụng (giờ)

1000-3000

3000-5000

5000-8700

1. Dây dẫn trần

Lõi đồng

2,5

2,1

1,8

Lõi nhôm

1,3

1,1

1,0

2. Cáp và dây dẫn cách điện bằng giấy, cao su hay nhựa tổng hợp

Lõi đồng

3,0

2,5

2,0

Lõi nhôm

1,6

1,4

1,3

            6.26. Cáp đặt ngầm song song với đường ống dẫn xăng dầu phải đặt cách xa đường ống:

            - 1m ở nơi đất khô cứng, ổn định;

            - 3m ở nơi đất cát, bãi lầy.

            Quy cách chôn cáp theo điều 6.22 của tiêu chuẩn này và phải có cột báo cáp và ký hiệu.

            6.27. Khi cáp đi ngang, chéo đường ống dẫn xăng dầu thì đường cáp phải luồn trong ống thép và hai đầu đoạn ống phải được cố định thật chặt.

            6.28. Cáp đi ngầm qua đường sắt, đường ôtô phải được luồn trong ống thép và có ống lồng bê tông bảo vệ.

            6.29. Các vị trí cáp và ống luồn dây dẫn qua tường và nhà đều phải được nhồi kín bằng vật liệu không cháy.

            6.30. Tại các khu vực có nguy hiểm cháy được phép đ8ạt đường cáp dẫn điện thông thường.

            6.31. Các tiếp điểm cố định, các chỗ nối và đầu dây dẫn, cáp trong khu vực có nguy hiểm cháy, nổ phải được thực hiện bằng phương pháp nối chắc chắn như hàn chảy, hàn thiếc có kẹp đầu dây.

            6.32. Sau một thời gian cáp ngừng vận hành, trước khi vận hành lại phải đo, kiểm tra lại điện trở cách điện của đường cáp.

            6.33. Khi thiết kế tuyến cáp ngầm phải bố trí ở nơi không có ảnh hưởng của nhiệt độ cao, của sản phẩm dầu, của nước và không có khả năng bị va đập cơ khí, ăn mòn hoá học.

            6.34. Ít nhất 1 năm 1 lần phải tiến hành đo điện trở cách điện của tuyến cáp. Khi đo phải ngắt tất cả các mạch rẽ, phụ tải của tuyến cáp cần đo.

 

            7. ĐIỆN CHIẾU SÁNG.

            7.1. Các hạng mục công trình của kho xăng dầu được chiếu sáng bằng điện. Độ chiếu sáng ở những điểm làm việc chính không được nhỏ hơn các giá trị ghi trong bảng 11.

Bảng 11.

Các vị trí làm việc

Độ chiếu sáng (LK)

Công suất chiếu sáng riêng (W/m2)

Chung

Tại chỗ

Hỗn hợp

1

2

3

4

5

1. Trạm bơm

30

 

 

15

2. Động cơ và máy bơm

 

30

 

 

3. Các dụng cụ đo lường điện

 

50

 

 

4. Máy nén khí, gaz

30

 

 

15

5. Động cơ và máy nén khí

 

30

 

 

6. Gian thông gió

30

 

 

15

7. Gian pha chế sản phẩm dầu

50

 

150

 

8. Gian điều khiển van điện

15

 

 

 

9. Kho chứa dầu kín:

- Trên mặt sàn

- Miệng xitec

 

10

20

 

 

 

10. Phòng thí nghiệm, hoá nghiệm:

- Vị trí tiến hành phân tích

- Vị trí tiến hành rửa

- Thu nhận mẫu thử

- Kho đồ thuỷ tinh, bình chứa

- Cân phân tích

- Khu chưng cất

- Khu vực thổi thuỷ tinh

 

 

75

 

50

50

50

 

100

30

50

 

 

 

300

 

150

 

 

 

400

 

150

 

 

16

 

16

16

11,5

 

16

16

16

11. Kho bảo quản dầu trong thùng và các sản phẩm dễ cháy.

10

 

 

11,5

12. Kho chứa chất dẻo trong thùng.

20

 

 

11,5

13. Xưởng sửa chữa cơ khí.

75

300

200

14

14. Xưởng chế biến gỗ.

50

 

 

14

15. Gian đặt tủ điều khiển bảng và tủ điện.

75

 

300

20

16. Gian ắc quy.

15

 

 

15

17. Gian nồi hơi:

- Mặt chính

Nhà đặt bể chứa, các bộ phận thử khí, sàn làm việc bên cạnh nồi hơi.

- Hành lang, cầu thang

 

30

15

 

 

10

 

 

 

15

 

 

 

20

18. Trạm biến áp và các thiết bị.

25

 

 

20

19. Gian điều khiển, kiểm tra.

 

 

 

 

20. Nhà ăn.

75

 

 

11,5

21. Nhà kho vật liệu.

10

 

 

11,5

22. Gara.

25

 

 

8

23. Kho dụng cụ cứu hoả.

25

 

 

11

24. Dàn xuất nhập hở:

- Mặt sàn.

- Miệng xitec.

 

10

20

 

 

 

25. Vị trí đo, điều khiển van

1,5

 

 

 

26. Nhóm bể:

- Đường đi giữa các bể.

- Khoảng không giữa các bể.

 

1

2

 

 

 

0,14

0,14

            7.2. Đèn điện đặt cố định trong các khu vực nguy hiểm nổ được quy định như sau:

            7.2.1. Trong khu vực nguy hiểm nổ cấp N1 dùng các loại đèn chống nổ, an toàn tia lửa hoặc bụi đặc biệt.

            7.2.2. Trong khu vực nguy hiểm nổ cấp N1a được dùng đèn phòng nổ các loại.

            7.2.3. Trong khu vực nguy hiểm nổ cấp N1b dùng loại chống bụi.

            7.2.4. Tại các công trình ngoài trời có nguy hiểm nổ cấp N1c tuân theo quy định sau:

            - Nếu đặt trực tiếp trong phạm vi có nguy hiểm nổ như quy định ở điều 2.9.2 thì phải dùng đèn phòng nổ phù hợp với môi trường ngoài trời.

            - Nếu đặt ngoài phạm vi có nguy hiểm nổ cho phép dùng loại đèn chống bụi.

            7.3. Trong khu vực nguy hiểm cháy C1 phải dùng loại đèn chống nổ kín.

            7.4. Trong khu vực nguy hiểm cháy các cấp còn lại cho phép dùng loại kín và chống nước.

            7.5. Nếu không có loại đèn phòng nổ thích hợp để đặt trong khu vực có nguy hiểm nổ và cháy thì được phép dùng đèn thông thường để chiếu sáng nhưng phải tuân theo 1 trong các biện pháp an toàn sau:

            7.5.1. Đèn phải đặt ngoài nhà có nguy hiểm nổ chiếu qua cửa sổ có 2 lớp kính kín, nếu đèn đã có chụp thủy tinh thì chỉ cần đặt 1 lớp kính kín; phía trong nhà phải có lưới thép bảo vệ kính.

            7.5.2. Đèn đặt trong tường nhà chiếu qua 2 lớp kính kín và 1 lưới thép bảo vệ ở trên mặt tường phía trong nhà, mặt tường chỗ đặt đèn phía ngoài nhà để hở cho thông gió tự nhiên.

            7.5.3. Đèn đặt trong hộp kính kín có thổi áp suất dư.

            7.6. Đèn di động dùng trong khu vực nguy hiểm nổ phải có rọ bảo vệ bằng kim loại và được phép sử dụng các loại sau:

            7.6.1. Trong khu vực nguy hiểm nổ cấp N1, N1a dùng loại đèn chống nổ kín, loại an toàn tia lửa và loại đặc biệt.

            7.6.2. Trong hku vực nguy hiểm nổ cấp N1b, N1c cho phép dùng đèn phòng nổ các loại.

            7.7. Trong khu vực nguy hiểm cháy các cấp dùng đèn di động kín.

            7.8. Chiếu sáng sự cố và chiếu sáng lối đi dùng đèn sợi đốt, không được dùng đèn neon, cao áp.

            7.9. Được phép thay thế các bóng đèn bị cháy sau khi đã cắt điện đèn khỏi mạng lưới và chờ một thời gian cho đến khi vỏ đèn đạt được nhiệt độ không tự bốc cháy trong môi trường phòng nổ.       

7.10. Chỉ được phép lắp các bóng điện với công suất tương đương của vỏ bảo vệ phòng nổ. Cấm lắp các bóng công suất lớn hơn công suất cho phép ghi trên vỏ bảo vệ phòng nổ.

            7.11. Trong các khu vực nguy hiểm nổ, cháy phải sử dụng cầu chì, công tắc và các thiết bị ngắt điện loại chống nổ.

 

            8. CHỐNG SÉT, NỐI ĐẤT, CHỐNG CẢM ỨNG VÀ CHỐNG TĨNH ĐIỆN.

            8.1. Các công trình kho sua đây phải được bảo vệ chống sét đánh thẳng:

            8.1.1. Các bể nổi hình trụ đứng chứa xăng dầu dễ cháy dung tích từ 200m3 trở lên.

            8.1.2. Các công trình xuất nhập xăng dầu có nhiệt độ bắt cháy từ 450C trở xuống.

            8.1.3. Các bể chứa có dung tích nhỏ hơn 200m3 ở nơi quang đãng ít có vật che đỡ (như bể đo lường).

            8.1.4. Nhà và công trình thuộc cấp bảo vệ I, II và III.

            8.1.5. Các thiết bị làm sạch, các ống kim loại, chòi canh, ống thông hơi, ống khói, van thở…

            8.2. Các công trình sau đây phải được bảo vệ chống sét cảm ứng:

            - Dàn xuất nhập vagông, xitec.

            - Dàn xuất nhập ôtô xitec.

            - Bể và các đường ống nối dẫn xăng dầu có nhiệt độ bốc cháy từ 450C trở xuống.

            8.3. Tất cả các bể chứa kim loại có chiều dầy mái bể và thành bể nhỏ hơn 5mm đều phải đặt kim thu lôi trực tiếp trên mái bể. Số lượng và chiều cao kim thu lôi phải được tính toán sao cho công trình nằm trong phạm vi bảo vệ. Mũi kim thu lôi phải cách xupap tối thiểu 5m. Kim thu lôi phải được lắp đặt sao cho thuận lợi trong sửa chữa, vận hành bể.

            8.4. Nếu chiều dầy của thân, mái bể từ 5mm trở lên (mái, thân bảo đảm liên tục về mặt dẫn điện) và các công trình bảo vệ chống sét khác có mái kim loại thì cho phép dùng mái kim loại làm vật thu sét và dẫn sét. Các dây nối đất phải bảo đảm cách nhau 10-15m, mái phải có ít nhất 2 dây nối đất trở lên.

            8.5. Khu bể bê tông đặt chìm phải được bảo vệ chống sét đánh thẳng bằng các cột thu lôi độc lập. Chiều cao bảo vệ bằng chiều cao của ống thông hơi hoặc van thở cộng thêm 2,5m.

            8.6. Trị số điện trở nối đất chống sét đánh thẳng không được vượt quá 10cm (đo bằng điện tần số công nghiệp).

            8.7. Kim thu lôi dùng thép mạ kẽm. Diện tích mặt cắt nhỏ nhất không nhỏ hơn 100mm2. Dây nối đất phải hàn điện hồ quang. Cho phép nối bằng bulông nhưng phải có đệm chì  để bảo đảm tiếp xúc.

            8.8. Dây nối đất dùng thép tròn hoặc thép thanh như quy định ở bảng 12. Cấm dùng dây đồng trong trường hợp mái công trình, thành bể là kẽm hoặc thép mạ kẽm, phải dùng dây thép mạ kẽm hoặc dây nhôm, đồng mạ thiếc làm dây nối đất để tránh hiện tượng phân cực.

Bảng 12.

Tên vật liệu

Trên mặt đất

Dưới mặt đất

Thép tròn

Thép thanh

Dây thép xoắn

Dây đồng tròn

Dây thanh

Dây đồng xoắn

Dây nhôm tròn

Dây nhôm xoắn

 8mmF

20 x 2,5mm

không cho phép

8mm F

20 x 2,5mm

7 x 3mm

 10mmF

không cho phép

 10mmF

40 x 4mm

không cho phép

 8mmF

20 x 2,5mm

không cho phép

không cho phép

không cho phép

            8.9. Trong phạm vi 5m quanh dây nối đất không được bố trí các loại công trình sau:

            - Đường dây hạ thế;

            - Đường dây thông tin tín hiệu;

            - Đường ống dẫn xăng dầu, khí cháy;

            - Dây phơi sinh hoạt.

            8.10. Bộ phận nối đất có thể sử dụng các loại sau:

            - Thép ống, thép tròn, thép góc;

            - Các băng sắt dẹt chôn ngang dưới đất.

            Ống thép dài 2,5 – 3m, đường  25, thépFkính ngoài 38 – 50mm, thành ống dày trên 3,5mm. Thép tròn  góc 50 x 5mm, thép dẹt 40 x 4mm. Độ chôn sâu của cọc tiếp địa từ  0,5 – 0,8m. Ở nơi đất có ngấm dầu cọc tiếp địa phải chôn sâu xuống dưới lớp đất chưa bị ngấm dầu. Khoảng cách tối thiểu giữa 2 cọc là 3m.

            8.11. Phải nối đất phòng sét cảm ứng cho các thiết bị, cấu kiện kim loại trong các trường hợp sau:

            - Thiết bị đặt ngoài trời;

            - Thiết bị đặt trong nhà (mái phi kim loại) có hay không liên hệ với đường ống bên ngoài. Trường hợp thiết bị đặt trong nhà mái kim loại không liên hệ với đường ống bên ngoài thì không cần nối đất, chỉ cần nối đất mái kim loại.

            8.12. Dọc theo tuyến ống dẫn xăng dầu đặt nổi cứ cách 200m và ở đầu ống, chỗ chia nhánh phải được nối đất.

            8.13. Trân dàn kim loại có đặt các ống dẫn xăng dầu, tại đầu dàn, cuối dàn và dọc theo dàn với khoảng cách 20-30m phải được nối đất.

            8.14. Các thiết bị, phương tiện sử dụng trong kho xăng dầu cần nối đất bảo vệ, cụ thể như sau:

            - Các vỏ máy biến áp, biến dòng;

            - Các cầu dao đầu trên cao;

            - Cuộn thứ cấp các biến áp đo lường;

            - Điểm 0 của cuộn dây điện áp thấp của biến áp (tới 500V);

            - Các khung, bảng, tủ điện;

            - Các thiết bị điện ở bảng, tủ điện;

            - Các động cơ đặt trên cầu tàu;

            - Các động cơ đăt trong trạm bơm, phát điện…

            - Vỏ các thiết bị khởi động, điều khiển, hộp nối dây…

            - Vỏ của đèn phòng nổ;

            - Vỏ của đèn di động điện áp tới 36V;

            - Các ống luồn cáp;

            - Các chi tiết gá lắp cáp;

            - Cột sắt và bê tông cốt sắt.

            8.15. Trong vùng nguy hiểm nổ cấp N1 và N1a và N2 phải sử dụng bộ ngắt điện bảo vệ.

            8.16. Trong vùng nguy hiểm nổ phải nối đất:

            - Các thiết bị điện có điện áp xoay chiều và một chiều;

            - Các thiết bị điện đặt trên các kết cấu kim loại có nối đất;

            - Dây nối đất bảo vệ phải được sử dụng loại chuyên dùng cho việc này.

            8.17. Tại các thiết bị điện điện áp đến 1KV có dây trung tính nối đất:

            - Đối với mạng điện động lực đặt trong vùng nguy hiểm nổ – nối đất thiết bị điện phải là dây điện hoặc cáp có lõi riêng.

            - Đối với mạng điện chiếu sáng đặt trong vùng nguy hiểm nổ (trừ cấp N1) nối đất thiết bị bằng dây dẫn riêng tới dây không trong hộp điện.

            - Đối với mạng điện chiếu sáng đặt trong vùng nguy hiểm nổ cấp N1 dây nối đất là dây dẫn riêng từ đèn điện tới bảng điện gần nhất.

            - Trên mạng điện từ thiết bị phân phối và trạm biến áp đặt ngoài vùng nguy hiểm nổ đến bảng điện, trạm phân phối … cho phép sử dụng dây nối đất bảo vệ là dây cáp bọc nhôm.

            8.18. Các dây nối đất bảo vệ trong toàn bộ mạng điện phải đặt trong các ống, vỏ, hộp chung với các dây pha.

            8.19. Đối với các thiết bị có điện áp đến 1KV và cao hơn có dây trung tính, dây nối đất được phép đặt trong ống chung có dây pha hoặc đặt riêng.

            Hệ thống dây nối đất chính phải được nối với các dây nối đất tại 2 hoặc nhiều điểm khác nhau và ở các đầu đối diện nhau.

            8.20. Chỉ cho phép sử dụng các kết cấu kim loại, nhà cửa, kết cấu thép, ống kim loại luồn cáp làm dây nối đất bảo vệ trong trường hợp hỗ trợ.

            8.21. Dây nối đất bảo vệ đặt qua tường nhà có nguy hiểm nổ phải đặt trong ống bảo vệ. Ống phải được nhồi kín bằng vật liệu không cháy. Cấm nối dây nối đất tại những nơi qua lại.

            8.22. Để chống hiện tượng cảm ứng điện từ cần tạo thành một mạch khép kín bằng cách nối các vật kim loại dài với nhau và chỗ nối cần bảo đảm tiếp xúc tốt. Nếu đường ống đặt song song với nhau thì cách 20m cần nối lại bằng một thép dẹt 40 x 4mm.

            8.23. Điện trở nối đất bảo vệ lớn nhất cho phép của các thiết bị điện theo quy định ở bảng 13.

Bảng 13.

Dạng thiết bị

Điện trở tiếp đất của thiết bị (W)

Thiết bị có điện áp tới 1KV với trung tính tiếp đất

4

Thiết bị điện với điện áp tới 1KV khi công suất biến áp đến 100KVA

10

Nối đất lặp lai dây không

10

Thiết bị điện có điện áp 6-35KV

4-10

Thiết bị điện có điện áp tới 1KV với trung tính cách điện

4

Cột sắt và bê tông cốt sắt khi điện trở riêng của đất:

- đến 104 ôm.cm

- lớn hơn 104 đến 5.104 ôm.cm

- lớn hơn 5.104 đến 10.104ôm.cm

- lớn hơn 10.104 ôm.cm

 

 

10

15

20

30

            8.24. Điện trở tiếp xúc mặt bích không được lớn hơn 0,03 ôm.

            8.25. Hệ thống nối đất phòng sét cảm ứng cho nhà, công trình cần làm thành một mạch khép kín chạy theo chu vi nhà, công trình và cách móng từ 0,5 đến 1m. Các cọc nối đất phải cách nhau từ 2,5 đến 3m.

            8.26. Nên đặt cọc nối đất ở nơi có độ ẩm trung bình hàng năm cao. Ở các nơi độ ẩm nhỏ phải dùng biện pháp nhân tạo giảm điện trở xuất của đất.

            8.27. Để bảo vệ tránh khả năng nguy hiểm của tĩnh điện do ma sát hoặc phóng tĩnh điện, cần có các biện pháp đảm bảo an toàn sau:

            - Hạ thấp cường độ tạo tĩnh điện;

            - Lắp đặt thiết bị nối đất cho nhà và công trình;

            - Giảm điện trở riêng và thể tích bề mặt.

            - Sử dụng các thiết bị trung hòa tĩnh điện.

            8.28. Tất cả các vòi bằng vật liệu không dẫn điện có đầu bằng kim loại dùng để xuất sản phẩm dầu vào vagông, tàu, xà lan hoặc các phuơng tiên vận chuyển khác phải được cuốn dây đồng đường kính không nhỏ hơn 2mm và bước xoắn không lớn hơn 100mm. Một đầu dây đồng nối với đầu kim loại của ống (hàn hoặc bulông), còn đầu kia nối với pầhn kim loại đã tiếp đất. Trường hợp sử dụng các vòi dẫn điện hoặc có lõi kim loại thì không cần cuốn dây đồng với điều kiện phần kim loại phải được nối liền mạch tiếp đất. Đầu kim loại của vòi phải là vật liệu không gây tia lửa.

            8.29. Các ôtô xitéc tiến hành xuất nhập các chất lỏng dễ cháy phải được tiếp đất. Tiết diện dây tiếp đất không nhỏ hơn 6mm2.

            8.30. Ống cổ hạc và dàn đóng dầu phải được nối đất.

            8.31. Tại các cầu tàu phải có hệ thống nối đất cho hệ thống ống mềm của tàu. Trên các tàu đều phải có hệ thống nối với tiếp địa của cầu tàu.

            8.32. Các phễu dùng rót dầu vào thùng phuy và các đồ chứa đều phải nối liền mạch với hệ thống ống dẫn dầu.

            8.33. Khi ôtô xitéc chạy phải treo một dây xích sắt nối với khung xitéc để đề phòng tích tụ điện tích gây phóng điện nguy hiểm.

            8.34. Sản phẩm dầu bơm vào bể, xitéc, phuy  không được để bắn thành tia hoặc khuấy trộn quá mạnh. Cấm bơm rót sản phẩm dầu bằng dòng rơi tự do. Khoảng cách từ đầu ống bơm rót tới đáy của dung tích chứa không vượt quá 200mm. Nếu khoảng cách này không đảm bảo thì dòng chất lỏng phải hướng dọc theo thành của dung tích chứa và phải đảm bảo khi rớt không bị bắn.

            8.35. Trứơc khi đóng tàu vào ôtô, vagôn, xitéc phải dùng dây kim loại nối xitéc với đường ống hoặc bể dầu đã nối đất.

            8.36. Để giảm cường độ tạo tĩnh điện, vận tốc bơm sản phẩm dầu trong đường ống không được vượt quá giá trị giới hạn cho phép (theo tiêu chuẩn thiết kế kho xăng dầu).

            8.37. Chỉ bơm sản phẩm dầu vào bể chứa khi ống nhập của bể nằm dưới phần sản phẩm dầu còn lại trong bể. Nếu ống nhập nằm trên thì cho phép bơm vào với vận tốc nhỏ hơn 1m/giây.

            8.38. Không được phép để các vật không nối đất trên bề mặt sản phẩm dầu để tránh khả năng phát sinh tĩnh điện. Các phao bằng vật liệu không dẫn điện phải có bảo vệ chống tĩnh điện.

            8.39. Thiết bị nối đất chống tĩnh điện phải được nối với hệ thống nối đất của thiết bị điện.

            8.40. Kiểm tra, sửa chữa các thiết bị nối đất phải được tiến hành đồng thời với kiểm tra và sửa chữa toàn bộ thiết bị điện và công nghệ.

 

PHỤ LỤC TCVN 5334-91

Phân loại các gian buồng, ngôi nhà và công trình

theo nguy cơ cháy nổ.

Tên công trình

Loại nguy hiểm cháy nổ

1. Giàn xuất nhập xăng dầu bằng đường sắt:

- Để xuất nhập sản phẩm dầu có nhiệt độ bắt cháy của hơi từ 450C trở xuống

- Để xuất nhập sản phẩm dầu có nhiệt độ bắt cháy của hơi trên 450C

 

N-1c

 

C-2

2. Cầu tàu xuất nhập xăng dầu bằng đường thủy:

- Để xuất nhập sản phẩm dầu có nhiệt độ bắt cháy của hơi từ 450C trở xuống.

- Để xuất nhập sản phẩm dầu có nhiệt độ bắt cháy của hơi trên 450C

 

N-1c

 

C-2

3. Trạm bơm xăng dầu:

- Để bơm xăng dầu có nhiệt độ bắt cháy của hơi từ 450C trở xuống nếu:

+ có hệ thống thông gió cưỡng bức;

+ không có hệ thống thông gió cưỡng bức.

- Để  bơm xăng dầu có nhiệt độ bắt cháy của hơi trên 450C.

 

N-1a

 

N-1

C-1

C-1

4. Bể chứa xăng dầu:

- Bể chứa xăng dầu có nhiệt độ bắt cháy của hơi từ 450C trở xuống.

- Bể chứa xăng dầu có nhiệt độ bắt cháy của hơi trên 450C.

 

N-1c

 

C-2

5. Ống dẫn xăng dầu:

- Để dẫn xăng dầu có nhiệt độ bắt cháy của hơi từ 450C trở xuống nếu:

+ Đặt trong nhà

+ Đặt ngoài trời.

 

 

 

N-1a

N-1c

6. Cụm van trên đường ống:

- Để dẫn xăng dầu có nhiệt độ bắt cháy của hơi từ 450C trở xuống nếu:

+ Đặt trong nhà

+ Đặt ngoài trời.

- Để dẫn xăng dầu có nhiệt độ bắt cháy của hơi trên 450C nếu:

+ Đặt trong nhà

+ Đặt ngoài trời.

 

 

 

N-1

N-1c

 

 

N-1

C-2

 

  |<    <<    >>    >| [Về đầu trang]  [Về trang danh sách các bài ôn tập]

 

 

 

  XÍ NGHIỆP LIÊN DOANH "VIETSOVPETRO"  "Web Master | Copyright ©2004 by Công ty giải pháp phần mềm FPT